Cách xác định bể bơi an toàn là việc làm rất cần thiết mỗi khi đi bơi. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những tác nhân gây bệnh về da, làm đau mắt, xơ tóc, thậm chí là các bệnh phụ khoa. Vậy làm thế nào để xác định được bể bơi đó có an toàn hay không? Bài viết sau sẽ thông tin đầy đủ đến bạn đọc. Cùng theo dõi nhé!

Cách xác định bể bơi an toàn

Vì sao cần xác định tính an toàn của bể bơi?

Nước bể bơi không an toàn chính là khi nó không đạt tiêu chuẩn và được xem là hung thần cho sức khỏe con người. 

Nước không đạt tiêu chuẩn là nước bị nhiễm khuẩn hoặc chứa quá nhiều hóa chất dùng để tẩy trùng nước:

* Nước bể bơi bị nhiễm khuẩn

– Bể bị tác động của môi trường bên ngoài như là bụi bẩn, lá cây, núi nilon, vỏ chai nhựa, đồ chơi, các loại vi trùng, tảo bao bào tử trong nước mưa, phân chim… nhất là những bể ngoài trời, khiến cho nước bị nhiễm khuẩn và ô nhiễm.

– Các vi sinh vật, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt,… 

Đây là những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người hay khuẩn Chlamydia Trachomatis – hung thủ của viêm kết mạc ở mắt sau mỗi lần đi bơi.

Nước bể không đạt tiêu chuẩn

* Nước chứa nồng độ hóa chất quá lớn

Nồng độ clo quá lớn, độ pH thấp sẽ gây kích ứng da và mắt. Lượng Clo được sử dụng lớn sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bơi.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh rằng. Mẫu nước chứa quá nhiều Clo ở bể bơi gây ảnh hưởng lên ADN vượt trội hoàn toàn so với nước máy. Với những bể bơi trong nhà, lượng Clo thừa không thể thoát ra dẫn tới làm kích ứng hệ hô hấp nếu hít phải quá nhiều.

Do đó, trước khi đi bơi bạn bắt buộc phải xác định tính an toàn của bể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình.

Cách xác định bể bơi an toàn

Dưới đây là một số điều mà bạn có thể dùng để xác định xem bể bơi đó có an toàn hay không.

Đối với người bơi

Những bệnh khi bơi trong nước không sạch

– Ngửi mùi: để làm sạch nước hồ bơi thì chủ đầu tư thường sẽ dùng các loại hóa chất, tuy nhiên do sử dụng không hợp lý liều lượng hoặc chưa đủ thời gian để nó hòa tan và bay hết hoàn toàn dẫn tới lượng Clo dư quá nhiều làm ô nhiễm nguồn nước. 

Do đó, khi đến bể bơi mà bạn ngửi thấy mùi Clo sốc tức là bể bơi chưa được xử lý tốt. Và ngược lại nếu bể sạch sẽ không có mùi và khi đó bạn hoàn toàn yên tâm xuống bơi lội.

– Màu nước: bể bơi là nơi công cộng có lượng người tắm đông, với nhiều thành phần. Ý thức của nhiều người vẫn chưa tốt trong việc giữ vệ sinh đã khiến nguồn nước bị nhiễm bẩn. 

Khi thấy mùi nồng thì dừng bơi lội

Nước sạch là nước có màu trời xanh vừa phải, trong tự nhiên, nhìn thấy rõ được đấy bể, và không bị vẩn đục hay có vật thể lạ. Khi đó bạn cần phải xem xét và tốt nhất là không nên bơi mà hãy tìm những bể trong sạch hơn.

– Nhìn số người đến bơi: cách làm này đơn giản mà hiệu quả cực cao. Các cụ vẫn thường nói “đất lành chim đậu”, những bể bơi sạch, chất lượng sẽ thu hút được nhiều người hơn so với bể chưa đảm bảo. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là nếu lượng người đến quá đông sẽ dẫn đến tình trạng “quá tải”, khi đó hệ thống bơm lọc sẽ hoạt động không kịp để có thể loại bỏ hết được chất bẩn và vi khuẩn. Nên hãy xem xét thật kỹ.

Bơi ở nơi công cộng

Đối với người vận hành

– Thường xuyên kiểm tra độ pH và Clo của nước bằng bộ test thử nước hoặc máy đo nồng độ pH bởi dù là độ pH thấp hay cao cũng đều gây tác hại xấu cho sức khỏe người bơi lội. 

– Nhận biết bằng mắt thường: nếu nước nước bị đổi thành màu vàng, đen, bạc màu đục như nước vo gạo, xanh rêu tức là nó có vấn đề, cần cho dừng hoạt động bơi lại, xác định vấn đề đó là gì và có phương án xử lý ngay.

Dụng cụ kiểm tra nồng độ pH của nước

Những việc nên và không nên làm khi đi bơi

Vậy khi đi bơi nên và không nên làm gì? Cùng tìm hiểu tiếp bài viết nhé.

* Việc nên làm:

– Tắm tráng qua trước khi xuống bể nhằm gột bỏ mồ hôi, mỹ phẩm, tế bào chết… để tránh gây ảnh hưởng đến người khác.

– Sử dụng dụng cụ bơi lội như kính mắt, mũ bơi, bịt tai,… để bảo vệ tóc, mắt và khỏi các tác hại của ánh nắng và hóa chất Clo.

Khi bơi lội xong nhớ tắm qua nước sạch

– Sau khi bơi, nên tắm lại bằng nước sạch và xà bông có độ kiềm cao, tiếp đến là dùng sữa dưỡng ẩm bôi toàn thân để da không bị khô. 

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi bơi.

– Dùng nước muối có nồng độ 0,9% để nhỏ mắt sau và súc miệng sạch sẽ sau khi bơi nhằm tránh gây hại cho men răng.

* Việc không nên làm:

– Nếu bản thân đang mắc các bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, quai bị, phụ khoa thì không nên tắm tại bể công cộng. Đặc biệt là nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt, tuyệt đối không nên xuống nước quá lâu.

– Không uống nước bể bơi.

– Không nhai kẹo cao su, ăn quá no hoặc sử dụng đồ uống có chất kích thích khi bơi để tránh bị sặc nước, đau bụng và cảm đột ngột.

– Không tiểu tiện và khạc nhổ bừa bãi tại bể bơi. 

– Không đi bơi vào thời điểm từ 11 đến 15h hàng ngày tại các bể bơi ngoài trời để tránh bị cảm.

–  Không bơi ở các bể quá đông người, các ngày nghỉ, ngày lễ.

bệnh về chân do bơi ở môi trường nước không đảm bảo

Trên đây là cách xác định bể bơi an toànHoabico muốn gửi tới bạn đọc, mong rằng sẽ giúp bạn có được lựa chọn tốt cùng những giây phút bơi lội an toàn và bổ ích.